Nông thôn mới của Việt Nam lên bàn họp của Liên Hợp Quốc
Sự kiện có sự tham dự của Tổng Thư ký LHQ Ban Ki- moon và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cùng nhiều nhà lãnh đạo cấp cao đến từ nhiều nước khác.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh:
Từ năm 2010, Việt Nam đã triển khai Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí cụ thể, nhằm thúc đẩy phát triển nông thôn, cải thiện điều kiện sống và tăng thu nhập cho nông dân.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu tại hội nghị do UNDP, OECD và Hàn Quốc tổ chức về phát triển nông nghiệp bền vững.
Nông thôn Việt Nam hiện đang chuyển biến mạnh mẽ: 700.000km đường giao thông nông thôn đã được cải tạo hoặc xây mới;
Trên 20.000 phòng học và hàng ngàn nhà văn hoá, trạm y tế, trạm cấp nước sạch, công trình thuỷ lợi được xây dựng ở nông thôn; trên 19.000 mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến, sự liên kết giữa doanh nghiệp-nhà khoa học đã đem lại kết quả tích cực.
Nhờ đó bộ mặt nông thôn Việt Nam đã đổi thay rõ rệt, nhất là về hạ tầng, thu nhập.
Chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam về xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch nước nhấn mạnh đến 3 yếu tố: Thứ nhất, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của toàn xã hội.
Thứ hai, không ai hiểu nông thôn bằng chính những người nông dân sống ở đó, do đó xây dựng nông thôn phải do người dân làm chủ. Chính phủ cần giao quyền tự quyết cho họ.
Thứ ba, việc phát triển nông thôn bền vững đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Hỗ trợ từ Nhà nước rất cần thiết song chưa đủ, cần xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn lực và việc sử dụng các nguồn lực phải công khai, minh bạch theo phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”...
Chủ tịch nước khẳng định: “Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình để cùng nhau phát triển bền vững, thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 và bảo đảm rằng “không ai bị bỏ lại sau”.
Có thể bạn quan tâm
Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.
Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.
Theo tin từ Cục Thống kê, hiện nông dân các địa phương trong tỉnh Bình Định đã sử dụng 4.255 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Riêng diện tích mặt nước đã thả nuôi tôm 1.482,4 ha, tăng 67,5 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 483,3 ha diện tích tôm thẻ chân trắng và 999,1 ha tôm sú.
Tháng ba (âm lịch), cuối xuân đầu hạ; lúc giao mùa cũng là mùa hoa nở rộ núi rừng Tây Bắc: Chớm tàn hoa nhãn là rực sáng hoa cà phê; những người nuôi ong ở Phổng Lái (Thuận Châu, tỉnh Sơn La) lại cần mẫn rủ nhau mang ong đuổi theo mùa hoa.